Tre
Việt – Ngày 16/12, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng status: “Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối việc
Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ
2026-2028 vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á”. Cần
khẳng định ngay, đây là chiêu trò xuyên tạc, phủ nhận kết quả, cùng những nỗ lực
trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam mà RFA nói riêng và các trang mạng thiếu
thiện chí vẫn quen thuộc sử dụng, nhằm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ ở
nước ta mỗi khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào các cơ chế, tổ chức nhân quyền của
Liên hợp quốc.
Như thông tin được biết, ngày 12/12,
phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028. Sự kiện được tổ chức
vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham dự của
đông đảo đại sứ, đại diện các phái đoàn thường trực và quan sát viên tại Liên hợp
quốc. Tham dự và phát biểu tại Buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng
Việt cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hơp
quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định trong vai trò
thành viên suốt hai năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh các ưu tiên về bảo vệ các
nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền lao động, quyền được chăm
sóc sức khỏe, quyền giáo dục, đồng thời chủ trì các Nghị quyết về “Kỷ niệm 75
năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), 30 năm Tuyên bố và Chương trình
hành động Vienna (VDPA)” và về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, ghi đậm dấu
ấn Việt Nam tại cơ quan chính của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền con người.
Ở trong nước, các thành tựu kinh tế - xã
hội vượt bậc của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới là kết quả của chủ trương đặt
con người vào trung tâm của mọi chính sách phát triển, cách tiếp cận cân bằng đối
với việc thúc đẩy các quyền con người một cách toàn diện, từ các quyền dân sự
và chính trị, đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như ưu tiên chăm
lo và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bên cạnh nỗ lực to lớn của người dân Việt
Nam ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, có những điểm sáng được bạn bè quốc tế
ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 20/3, Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2024 xếp Việt
Nam trong số sáu quốc gia, vùng lãnh thổ hạnh phúc nhất châu Á (xếp hạng thứ 54 thế giới) dựa trên các
tiêu chí khảo sát tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội
trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. Báo cáo Phát triển
con người (HDR) 2023/24 có tiêu đề “Phá vỡ
tình trạng bế tắc: Tái hình dung sự hợp tác trong một thế giới phân cực” của
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khen ngợi Việt Nam nằm trong nhóm
phát triển con người cao. Trưởng Đại diện thường trú của UNDP Ramla Khalidi ghi
nhận: “Việt Nam vẫn là quốc gia có mức
phát triển con người cao trong suốt những năm khó khăn của đại dịch Covid-19.
Phát triển con người tiếp tục là trọng tâm trong chiến lược phát triển của đất
nước và chúng tôi đã thấy những kết quả đáng kể trong những thập kỷ qua”. Gần
đây, ngày 17/10/2024, Báo cáo Cập nhật tình trạng nghèo và bình đẳng ở Việt
Nam: Hướng tới các thành phố phát triển bao trùm hơn của Tổ chức Ngân hàng Thế
giới (World Bank-WB) một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã có một thập kỷ giảm
nghèo thành công trước khi bị chững lại do đại dịch Covid-19.
Trên tinh thần đó, việc Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Đỗ Hùng việt đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam
vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028, là hoàn toàn xứng
đáng, thể hiện rõ mong muốn trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới,
nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Nếu trúng cử Việt Nam sẽ tiếp tục tham
gia một cách tích cực, xây dựng và có trách nhiệm, sẽ phấn đấu hết mình thúc đẩy
thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt
hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới.
Vì vậy, “nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối việc Việt Nam tái ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 vì hồ sơ nhân quyền tồi
tệ của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á” như RFA rêu rao chỉ là luận điệu
xuyên tạc nố bịch, vô căn cứ, cần phải nên án và kiên quyết đấu tranh bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment