Mới đây, trên trang doithoaionline đã đăng tài bài viết của Vũ Đức Khanh với tiêu đề “Gợi mở con đường giải phóng dân tộc Việt Nam?”. Những luận điệu trong bài viết này hoàn toàn bịa đặt, hiểu sai về con đường cách mạng của đất nước, dân tộc Việt Nam. Lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đặc biệt là con đường giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản.
Thứ
nhất, cách mạng vô sản
là yếu tố quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác –
Lênin đã chỉ ra rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc chỉ có thể đạt được thông qua
một cuộc cách mạng vô sản, nơi giai cấp công nhân và nông dân, những lực lượng
bị áp bức nhất trong xã hội mới sẽ đứng lên lật đổ chế độ của các giai cấp thống
trị, thay đổi hoàn toàn chế độ chính trị, tạo ra một xã hội không có bóc lột và
bất công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con
đường cách mạng đúng đắn – con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản”. Người đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có
cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được
hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù
hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu
sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn
liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Trong trường hợp của Việt
Nam, cách mạng vô sản đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, thể hiện rõ nhất qua những chiến thắng vĩ đại của dân tộc chống lại chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Những chiến thắng vĩ đại này không chỉ là sự
thay đổi chính trị mà còn là sự chiến đấu không ngừng để xóa bỏ áp bức, bóc lột,
bất công, xây dựng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo nền tảng cho một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ
hai, tự do ở Việt Nam không bị hạn chế bởi giáo
điều Mác – Lênin. Một trong những quan điểm thường xuyên được đưa ra là tự
do tại Việt Nam bị hạn chế bởi giáo điều Mác – Lênin, đặc biệt là sau khi chủ
nghĩa xã hội được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, quan điểm này thiếu sự công nhận
đầy đủ về những cải cách và thay đổi trong xã hội Việt Nam trong suốt hơn ba thập
kỷ qua. Việc áp dụng các lý thuyết chính trị không phải là một yếu tố duy nhất
quyết định mức độ tự do của người dân, mà còn phụ thuộc vào việc các lý thuyết
này được thực hiện như thế nào trong thực tế. Thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đất nước đã chứng kiến những bước tiến quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân và cải cách hệ thống
chính trị. Trong giai đoạn đổi mới, đất nước đã đạt được những bước tiến ấn tượng
trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Từ một nền kinh tế khép kín, bao cấp, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế. Giai đoạn từ
1991 đến 2020, GDP của Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm, trong khi
tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 58% xuống dưới 6%. Việt Nam đã có quan hệ thương mại
với 224 đối tác và hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại
song phương; tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 hiệp
định đã và đang thực hiện, 2 hiệp định đang trong quá trình hoàn tất đàm phán.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia trên thế giới, trong
đó có 190/193 nước thành viên của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đang là thành
viên tin cậy, có trách nhiệm của nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế như:
ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)… Trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động và đã đạt được
những thành tựu to lớn, toàn diện, thế và lực của đất nước được nâng lên tầm
cao mới, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục đổi mới, tạo động lực đưa Việt Nam vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định rằng con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản dựa trên chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những thành tựu của Việt Nam trong
quá trình đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đã khẳng định
rằng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu của
thời đại. Do đó, mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch chỉ nhằm
mục đích phá hoại đất nước, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng
ta phải luôn tỉnh táo và có kiến thức thực tiễn để hiểu rõ bản chất của các thế
lực thù địch, phản động và tin tưởng vào con đường xây dựng và phát triển đất
nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh./.
0 comments:
Post a Comment