Vừa qua, trên Facebook: Đài Á châu tự do, RFA đăng bài viết: “Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội”, với nội dung xuyên tạc rằng: Nghị định 126 “nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự”. Đây là một luận điệu sai trái, nhằm chống phá Việt Nam, cổ súy cho tự do dân chủ tư sản phương Tây, hướng lái người đọc hiểu sai về Nghị định 126/2024/NĐ-CP, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
1. Nghị
định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 của Chính phủ là sự tiếp nối và phát triển
các văn bản, nghị định trước đây về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở Việt
Nam.
Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quyền lập hội và quyền hội
họp đã được ghi rõ tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946: “tự do tổ chức và hội họp”;
đây là cơ sở quan trọng cho việc xác lập các quyền dân chủ trong nước. Quyền lập
hội được tiếp tục khẳng định tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992
và năm 2013; Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức,
hoạt động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 45, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với
việc thực hiện các quyền về dân chủ của công dân, trong đó có quyền lập hội và
quyền hội họp.
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước, đặt ra phải
tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội,
phù hợp với pháp luật; ngày 08/10/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số
126/2024/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm bảo đảm
chặt chẽ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để các hội phát triển và phát
huy vai trò của mình trong xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị định
số 126/2024/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về số lượng tổ chức, công dân Việt Nam
đăng ký tham gia thành lập hội, như: Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc
liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh
trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội
hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị
hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham
gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức,
công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện,
có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất
10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện,
có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
2. Thực
tiễn việc tổ chức lập hội và hoạt động của các hội ở Việt Nam luôn phát huy dân
chủ rộng rãi, phù hợp với pháp luật ở Việt Nam.
Trong
gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của
Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, công tác tổ chức lập hội và hoạt động của
các hội ở Việt Nam được phát huy rộng rãi, đúng quy định của pháp luật Việt
Nam. Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ (tháng 10/2023) về tổng kết thực hiện Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội, tính đến tháng 12 năm 2022, cả nước có 71.669 hội; trong đó có 587
hội hoạt động phạm vi cả nước và 71.082 hội hoạt động phạm vi địa phương. Việt
Nam đang phát triển toàn diện, đã đạt mức thu nhập trung bình, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Nền kinh tế của đất nước liên tục
tăng trưởng cao, GDP năm 2020 tăng 1,4 lần so với năm 2015; năm 2022 tăng trưởng
đạt 8,02%, năm 2023 đạt 5,05%; theo dự báo năm 2024 đạt khoảng 6,8%. Việt Nam
trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016;
2023 – 2025; Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách xã hội ngày càng hoàn thiện;
quyền làm chủ của nhân dân, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị – xã hội trong tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước được
phát huy mạnh mẽ.
Những minh chững trên cho thấy, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trên Facebook: Đài Á châu tự do RFA, đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái này./.
(nguồn: nhanvanviet.com)
0 comments:
Post a Comment