Những năm qua, hình ảnh đất nước Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu vượt bậc về nhiều lĩnh vực, bao gồm vấn đề bảo đảm quyền con người không những là niềm tự hào của mọi người dân trong nước, mà còn nhận được sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
![]() |
Việt Nam luôn bảo đảm quyền học tập cho mọi người |
Vậy nhưng, ngày 26/2 vừa qua, trong công
bố phúc trình Tự do toàn cầu 2025 của tổ chức phi chính phủ có tên Freedom
House (FH) lại xếp Việt Nam vào nhóm 67 quốc gia không có tự do. Ngoài ra, những
nội dung trong báo cáo của Freedom House một lần nữa cho thấy rõ sự xuyên tạc,
cực đoan, phiến diện, không chính xác của tổ chức này.
FREEDOM HOUSE là một tổ chức phi chính
phủ có trụ sở tại Mỹ, được thành lập từ năm 1941. Theo tuyên bố được đưa ra, mục
tiêu hoạt động của Freedom House là tuyên truyền và thúc đẩy các giá trị dân chủ,
tự do trên toàn thế giới. Hằng năm, tổ chức này đều đưa ra các báo cáo đánh giá
mức độ tự do của các quốc gia dựa trên hai tiêu chí chính: Quyền tự do dân sự
(civil liberties) và quyền chính trị (political rights); được đo lường qua một
thang điểm từ 0 đến 100, trong đó điểm số thấp đồng nghĩa với mức độ tự do hạn
chế.
Trong báo cáo mới nhất, Việt Nam chỉ đạt
20/100 điểm (cụ thể là 4/40 điểm về quyền chính trị và 16/60 điểm về quyền tự
do dân sự) thấp hơn quốc gia láng giềng Campuchia (23/100 điểm). Ðáng chú ý,
trong phúc trình, Freedom House đưa vụ việc liên quan đến blogger Ðường Văn
Thái và tổ chức này cho rằng “có sự bắt cóc và kết tội như một trường hợp điển
hình về đàn áp báo chí và trấn áp xuyên biên giới thực hiện bởi nhà nước ở Việt
Nam”.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại phiên tòa
ngày 30/10/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án Ðường Văn Thái 12 năm
tù theo Ðiều 117 Bộ luật Hình sự vì tội phát tán thông tin chống phá Nhà nước.
Hành vi của Ðường Văn Thái không phải là hoạt động báo chí hợp pháp nhằm đưa
tin khách quan, mà là cố ý phát tán thông tin sai lệch để chống phá Nhà nước -
điều này khác biệt hoàn toàn với quyền tự do báo chí được quốc tế công nhận.
Thế nhưng, Freedom House cố tình đánh đồng
hai khái niệm này để tạo cớ chỉ trích Việt Nam. Bản thân Ðường Văn Thái đã ăn
năn, hối cải, thừa nhận tội lỗi mà mình gây ra, và Hội đồng xét xử khẳng định bản
án đúng người, đúng tội.
Nếu thường xuyên theo dõi các báo cáo
thường niên của Freedom House thì sẽ không thấy bất ngờ về những luận điệu
xuyên tạc, sai lệch, đánh giá phiến diện sặc mùi tiêu chuẩn kép mà tổ chức này
đưa ra. Lâu nay các báo cáo của Freedom House thường bị chỉ trích vì ba bất cập
lớn: Nguồn thông tin thiếu minh bạch; tiêu chí đánh giá cứng nhắc; chịu ảnh hưởng
từ nguồn tài trợ khiến báo cáo mang màu sắc chính trị hơn là khách quan.
Cụ thể: Phương pháp thu thập thông tin của
tổ chức này thường dựa trên các nguồn thứ cấp, bao gồm báo cáo của các tổ chức
đối lập, truyền thông phương Tây và ý kiến từ một số cá nhân không đại diện cho
toàn bộ xã hội, chưa kể đa phần những cá nhân này là phần tử cực đoan, có tư tưởng
chống đối. Ðiều này dẫn đến việc thông tin có thể bị bóp méo hoặc thiếu toàn diện.
Giáo sư Stephen Krasner (Ðại học
Stanford, Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế chỉ rõ các tiêu chí đánh giá của
Freedom House mang tính “quy chuẩn hóa quá mức” và không tính đến sự đa dạng
văn hóa, lịch sử của từng quốc gia. Ông phân tích rằng việc áp dụng một mô hình
tự do dân chủ kiểu phương Tây lên các xã hội có truyền thống khác biệt là một
sai lầm về phương pháp luận. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng tổ chức này không
chỉ phản ánh quan điểm của các nhà tài trợ mà còn phục vụ như một công cụ tuyên
truyền trong chiến lược địa chính trị toàn cầu của Mỹ. Ðiều này giải thích tại
sao các quốc gia không theo mô hình dân chủ tự do kiểu phương Tây - thường
xuyên bị đánh giá tiêu cực, ngược lại những hạn chế về tự do tại một số nước
phương Tây và Mỹ lại hiếm khi được Freedom House đề cập một cách công bằng.
Trái ngược với nhận định của Freedom
House, từ những kết quả đạt được trong những năm qua cho thấy Việt Nam có nhiều
thành tựu đáng ghi nhận trong việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người
dân.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà
nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Ðiều 3). Nội dung này đã được cụ thể
hóa qua hàng loạt chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và triển khai có hiệu
quả trên thực tiễn. Trước hết, về quyền tự do dân sự, người dân Việt Nam được bảo
đảm các quyền cơ bản như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và
quyền tiếp cận thông tin trong khuôn khổ pháp luật.
Thống kê cho thấy, tính đến năm 2024, Việt
Nam có hơn 70 triệu người dùng internet, chiếm khoảng 70% dân số, với sự phát
triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, và TikTok. Người
dân có điều kiện bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin một cách rộng rãi, khách
quan.
Bên cạnh đó, tự do tín ngưỡng của các tầng
lớp nhân dân cũng được bảo đảm với sự tồn tại và phát triển của hàng chục tôn
giáo lớn nhỏ, với hơn 26 triệu tín đồ được ghi nhận vào năm 2023.
Về quyền chính trị, Việt Nam thực hiện
mô hình dân chủ tập trung dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù
mô hình này khác với dân chủ đa đảng kiểu phương tây mà Freedom House thường lấy
làm chuẩn mực, nhưng nó phù hợp với điều kiện lịch sử và văn hóa của Việt Nam
và được chính người dân Việt Nam lựa chọn. Ðồng thời, người dân tham gia vào
quá trình quản lý đất nước thông qua Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất và
các hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức thường xuyên trên cả nước. Các chính
sách lớn của Nhà nước đều được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của nhân dân
thông qua các kênh như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay các hội thảo, diễn đàn được
tổ chức công khai.
Ngoài ra, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến
quyền phát triển toàn diện của con người - một khía cạnh mà Freedom House dường
như bỏ qua trong đánh giá của mình. Công tác an sinh xã hội được triển khai mạnh
mẽ với các chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí
hoặc hỗ trợ chi phí thấp. Mới đây, trong phiên họp ngày 28/2, Bộ Chính trị đã
quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung
học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ đầu năm học mới
2025-2026.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo đói
tại Việt Nam đã giảm từ mức 58% năm 1993 xuống còn dưới 2% vào năm 2023, một
con số ấn tượng minh chứng cho sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống người
dân.
Hệ thống y tế công cộng cũng được cải
thiện đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam đã trở thành
một trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nhất thế giới. Thế nhưng,
với cách đánh giá thiếu công bằng, khách quan các thành tựu về kinh tế - xã hội
và quyền con người của Việt Nam đều bị Freedom House bỏ qua.
Trong khi lớn tiếng la lối đấu tranh cho
một số trường hợp bị kết án vì vi phạm pháp luật như blogger Ðường Văn Thái đã
nêu trên thì hàng loạt câu chuyện về sự thành công của người dân Việt Nam trong
phát triển kinh tế-xã hội, từ những nông dân thoát nghèo nhờ chính sách hỗ trợ
của Nhà nước, đến các doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công trong nền kinh tế số
hầu như không được Freedom House đề cập.
Ðọc báo cáo có thể thấy rất rõ, hầu như
các câu từ chỉ tập trung vào những hạn chế nhất định trong hệ thống chính trị để
đưa ra kết luận tiêu cực. Từ các thông tin đầy định kiến và thù địch mà Freedom
House công bố, có thể khẳng định tổ chức này không hề có bất cứ hoạt động khảo
sát thực tế nào, nhất là đối với người dân và tình hình thực tế ở Việt Nam, mà
chỉ dựa trên các thông tin bịa đặt, sai lệch và vu cáo rồi nhận xét, chấm điểm.
Trước cách đánh giá thiếu khách quan,
không công bằng của Freedom House, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã bày tỏ sự bất bình và phản đối mạnh mẽ. Trung Quốc - một quốc gia thường
xuyên bị Freedom House xếp hạng “không có tự do” - đã nhiều lần cáo buộc
Freedom House sử dụng thông tin sai lệch để phục vụ các mục tiêu chính trị của
phương Tây.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố rằng
các báo cáo của Freedom House “bóp méo sự thật, bỏ qua những tiến bộ vượt bậc về
kinh tế và xã hội” mà nước này đạt được trong hàng thập kỷ qua.
Tương tự, Nga cũng không ít lần phản đối
khi bị Freedom House đánh giá tiêu cực, cho rằng tổ chức này cố tình phớt lờ bối
cảnh địa chính trị phức tạp và sự ổn định nội bộ mà chính quyền Nga đã duy trì.
Thí dụ, trong báo cáo 2024 của Freedom
House chỉ trích Trung Quốc về kiểm soát internet, song lại không đề cập đến việc
chính Mỹ cũng áp dụng các biện pháp giám sát mạng tương tự qua đạo luật PRISM,
cho thấy sự thiếu nhất quán trong tiêu chuẩn đánh giá.
Còn trong báo cáo 2023, Freedom House chỉ
trích Nga về tự do báo chí dựa trên luật kiểm soát truyền thông, nhưng bỏ qua
việc các quy định này được ban hành trong bối cảnh xung đột chiến tranh nhằm
ngăn chặn thông tin sai lệch. Những phản ứng này phần nào cho thấy những bất cập
và sự thiếu thiện chí trong phương pháp thu thập dữ liệu của Freedom House.
Dù được công bố với mục tiêu là thúc đẩy
tự do và dân chủ song các báo cáo của Freedom House cho thấy sự phiến diện, phản
ánh không đúng sự thật khách quan, hoàn toàn không phải là thước đo đáng tin cậy
về tự do toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với
nhiều thách thức như bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và xung đột, cách đo lường
tự do của Freedom House nếu như không được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực
tiễn đa dạng của các quốc gia, sẽ càng khiến cho nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế trên thế giới phản ứng về độ tin cậy và độ trung thực những báo cáo đưa
ra, cũng như ảnh hưởng tới chính uy tín của tổ chức này.
Ðối với Việt Nam, chính sách xã hội lấy
con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực, mục tiêu của sự phát
triển đất nước là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả
hệ thống chính trị và của toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của
mình qua những thành tựu thực tế, chứ không phải qua lăng kính của bất kỳ tổ chức
nào.
HÀ NHÂN (Nguồn: nhandan.vn)
0 comments:
Post a Comment