Sep 16, 2024

Vẫn là trò “võ đoán”

         Tre Việt - Kênh tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/9 đăng bài: “LHQ: Báo cáo vi phạm nhân quyền từ Việt Nam giảm đi do nhiều người sợ bị trả thù”; trong đó có đoạn viết: “... Chính phủ Việt Nam trả thù những tổ chức, cá nhân dám lên tiếng về vi phạm nhân quyền cho thấy một môi trường hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận”. Đây là thông tin phi lý, hoàn toàn không có cơ sở, vẫn là trò “nói dựa”, “võ đoán” của những kẻ chống phá đã sử dụng lâu nay, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Cần khẳng định rõ: vấn đề quyền con người, bảo đảm nhân dân được sống cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc là mong muốn, mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, ngay sau khi lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, giành được chính quyền, Đảng, Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, việc bảo đảm các quyền con người đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ và thực thi các quyền con người, quyền công dân. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều hướng tới con người, vì con người; lấy con người - nhân dân làm mục tiêu, động lực của quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

Trên thực tế, mặc dù hậu quả tàn phá sau mấy chục năm chiến tranh rất nặng nề, song Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lãnh đạo, phát triển đất nước phù hợp, đúng đắn nền kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, v.v. Nhờ đó,  đất nước liên tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Minh chứng là Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, con số cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Chỉ tính từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung một số luật phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời, tiếp tục rà soát, gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người cũng như triển khai các điều ước một cách nghiêm túc. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, 25 Công ước quốc tế về quyền lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Bên cạnh đó, Việt Nam còn tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới với những sáng kiến, hành động thiết thực, cụ thể, nhất là trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025. 

Kể từ năm 2019, GDP trên đầu người ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ dân nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc gắn với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81,7% năm 2016 lên 92% vào năm 2022; tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98,3% và 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng. Đến tháng 9/2023, Việt Nam có hơn 78 triệu người sử dụng internet (xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng, tăng 21% so với năm 2019), số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu (tăng 38% so với năm 2019). Các phương tiện truyền thông, báo chí, internet phát triển mạnh, trở thành diễn đàn ngôn luận của nhân dân, của các tổ chức xã hội, là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, v.v. Đây là những thành tựu không thể phủ nhận, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao trong việc bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.

Vậy nhưng, một số kẻ vốn có thâm thù với Việt Nam lại không “cam tâm”. Chúng luôn tìm cách lôi kéo, xúi giục những kẻ “cùng hội, cùng thuyền” cung cấp thông tin phiến diện, “võ đoán” rằng: Chính phủ Việt Nam trả thù những tổ chức, cá nhân dám lên tiếng về vi phạm nhân quyền để công kích, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Vì vậy, những hành động, dã tâm xấu độc này cần phải bị vạch trần, đấu tranh, lên án./.


Sep 10, 2024

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của Việt Tân

 

        Tre Việt – Ngày 10/9, trang facebook Việt Tân đăng status xuyên tạc, phủ nhận những tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đưa ra câu hỏi và “tự trả lời” mang tính rằng: “Tại sao chống hoài, bắt hoài... mà vẫn còn tham nhũng. Vì chế độ vẫn còn đó. Vì nó là mầm móng sinh ra tham nhũng”. Từ đó họ rêu rao, kích động rằng: “Cách xóa tham nhũng hiệu quả nhất là chế độ độc tài độc đảng không nên tồn tại. Vì chính nó sản sinh ra tham nhũng”!

Cần khẳng định dứt khoát: tệ nạn tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra tham nhũng, một khi quyền lực bị lạm dụng. Tham nhũng là “căn bệnh” của nhà nước, do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra; có nhà nước là có tham nhũng, không phân biệt nhà nước đó là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đi theo thể chế chính trị đa đảng hay một đảng. Mặt khác, nếu quyền lực được kiểm soát chặt chẽ với cơ chế quản lý, phòng ngừa đồng bộ, ngày càng hoàn thiện, thì quyền lực sẽ không thể bị lạm dụng; người có quyền lực sẽ “không thể,” “không dám”, “không muốn” và “không cần” tham nhũng, tình trạng tham nhũng sẽ được kiểm soát và hạn chế tối đa. Do đó, chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng và cũng không phải là không thể chống được tham nhũng. Thực tiễn, ở các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa, duy trì chế độ đa đảng, tham nhũng vẫn tồn tại; thậm chí một số nguyên thủ quốc gia (như ở: Tunisia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Pakixtan, Brazil,…) cũng dính vào tội tham nhũng. Chẳng thế mà Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) hằng năm đều công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong khu vực công, để cung cấp cái nhìn tổng quát về mức độ tham nhũng tương đối của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu là các nước, vùng lãnh thổ đi theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện chế độ đa đảng. Nhìn vào bảng xếp hạng CPI hằng năm có thể thấy rất rõ quốc gia nào cũng có tham nhũng, khác nhau chỉ ở mức độ nghiêm trọng, bởi không có quốc gia nào đạt được điểm 100 (tức là không có tham nhũng). Bảng xếp hạng còn cho biết trong 10 năm qua (kể từ năm 2012), 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI, trong đó có các nước như Australia, Canada và Mỹ. Điều đó cho thấy tham nhũng ở những nước này trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng.

Thực tiễn ở nước ta cho thấy, những năm qua, với quan điểm “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh này. Với tinh thần kiên quyết, kiên trì, công khai, minh bạch, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tiến hành một cách bài bản, đạt được những kết quả tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngành thanh tra, kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 71.431 tỷ đồng và 24,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023).

Cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục được phát huy. Các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án/212 bị cáo, xét xử phúc thẩm 06 vụ án/39 bị cáo, v.v.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng; giám định, định giá tài sản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để xác minh, truy tìm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng.

Những kết quả cụ thể đó đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Không những vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam còn nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Luận điệu coi tham nhũng là do “chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ độc đảng cầm quyền sinh ra”, và “muốn chống tham nhũng phải xóa bỏ chế độ một đảng” là hoàn toàn sai trái, nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và gây nên nguy cơ bất ổn về chính trị trong xã hội. Do đó, cần đề cao cảnh giác và đấu tranh bác bỏ./.


Sep 9, 2024

HRW lại đòi hỏi phi lý

            Tre Việt - Kênh Truyền hình tiếng Việt, Đài VOA ngày 07/9 đưa bản tin: “HRW kêu gọi Việt Nam ngưng “đàn áp có hệ thống” những tiếng nói ôn hòa”. Trong đó, thông tin tổ chức HRW thúc giục chính quyền Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế gây áp lực để Hà Nội chấm dứt cuộc “đàn áp có hệ thống” những người có tiếng nói ôn hòa. Họ còn vu cáo rằng: Việt Nam đang giam cầm hơn 160 người, trong đó có nhiều nhà báo, bloger, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đình Bách, v.v. Đây lại là sự đòi hỏi phi lý của HRW, cần vạch trần, đấu tranh, bác bỏ. Bởi vì:

Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn nỗ lực bảo đảm, thực thi các quyền cơ bản của con người. Và, trên thực tế, các quyền cơ bản của con người, như: quyền sống, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,... đều được quy định rõ trong Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật và thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Mọi quyết sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều xuất phát từ con người, vì con người; mọi thành quả phát triển đất nước đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người. Nhờ đó, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v. Điều này được phản ánh, khẳng định thông qua việc Việt Nam là nước có số người sử dụng mạng Internet, các trang mạng xã hội thuộc tốp đầu của thế giới. Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, khi tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1%. Việt Nam có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội vào tháng 01/2024, tương đương với 73,3% tổng dân số.

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng lên, tạo ra sự đồng thuận, tin tưởng, thống nhất cao trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, đưa đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là thực tế không thể phủ nhận, được nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Việc HRW cho rằng Việt Nam đang giam cầm hơn 160 người, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đình Bách,... và coi đó là tù nhân chính trị là hoàn toàn không chính xác, cố tình vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Sự thật đây là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do cá nhân để chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, xâm hại quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân nên đã bị các cơ quan chức năng thực thi pháp luật Việt Nam bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử công khai, bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội. Đây là việc làm bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng ở Việt Nam, nhằm duy trì nghiêm kỷ cương, phép nước. Chính vì thế, việc HRW suy diễn đó là hành động “đàn áp có hệ thống” những người có tiếng nói ôn hòa thì thật là “nực cười”. Và, những đòi hỏi của HRW là hoàn toàn phi lý, cần đấu tranh bác bỏ./.

 

 

Sep 5, 2024

Sự thật dân chủ ở Việt Nam phản bác mọi xuyên tạc của Nguyên Anh

           Tre Việt - Vẫn với luận điệu cũ rích: vu cáo trắng trợn, vô căn cứ tình hình dân chủ của Việt Nam, mới đây trên trang mạng “quyenduocbiet”, Nguyên Anh đã đăng bài viết tựa đề “Loại dân chủ trong trại súc vật”. Bài viết của Nguyên Anh là một mớ “tạp nham”, sao chép, cắt ghép với những lời lẽ vừa xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vừa bôi nhọ, vu cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tre Việt xin thông tin để độc giả thấy rõ bộ mặt thật cùng những lập luận phi khoa học, phi thực tiễn, là sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ ở Việt Nam của Nguyên Anh.

Thứ nhất, thử hỏi, nước Mỹ, nơi mà những kẻ cùng hội, cùng thuyền với Nguyên Anh ca tụng là thiên đường của “dân chủ”, vậy quyền con người ở đây được đảm bảo ra sao? Chỉ riêng từ đầu năm 2024 đến nay, nước Mỹ có nhiêu vụ bạo lực súng, đạn giết người, nhất là các em học sinh? Tre Việt xin thông tin và nhắc cho Nguyên Anh biết: mới đây nhất, ngày 02/9 ít nhất 04 người đã bị bắn chết trên một chuyến tàu điện ngầm ở thành phố Chicago và sáng ngày 04/9 lại xảy ra một vụ xả súng tại một trường trung học phổ thông ở bang Georgia (Mỹ). Phải chăng đó “dân chủ” kiểu Mỹ, khi quyền sống của thường dân, một quyền cơ bản thiêng liêng nhất được bảo đảm?

Thứ hai, ở Việt Nam dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp. Đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình. Điều đó cho thấy bản chất của xã hội, xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam là một xã hội dân chủ, vì con người, không thể có luận điệu nào xuyên tạc, phủ nhận được.

Thứ ba, tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và tôn vinh. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trước hết nhờ những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, bảo đảm an sinh xã hội. Việt Nam còn là một môi trường hòa bình, ổn định, có quan hệ ngoại giao hữu nghị với các nước, đấu tranh vì tiến bộ trên thế giới. Những thành tựu đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao. Vì thế, ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ 2014-2016; trong cuộc bầu cử này, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu tín nhiệm cao (184 phiếu ủng hộ trên tổng số 193 phiếu bầu). Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Việt Nam vinh dự được các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ và được quốc tế tín nhiệm bầu chọn tái cử với số phiếu gần như tuyệt đối.

Thực tiễn trên là minh chứng hùng hồn bác bỏ luận điệu xuyên tạc vô căn cứ về tình hình dân chủ ở Việt Nam của Nguyên Anh./.

 

Sep 4, 2024

Sự vu cáo trắng trợn của Việt Tân

Tre Việt - Lợi dụng việc những ngày gần đây một số tờ báo đăng tải thông tin các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái tiến hành gặp gỡ, nhắc nhở một em học sinh vì có những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, các trang mạng xã hội phản động, như: Việt Tân, Chân Trời Mới Media, Tiếng Dân News,... như “vớ được vàng” nhao nhao đăng tải các bài viết, status phê phán, lên án, nói xấu chế độ khi cho rằng như vậy là không dân chủ, là trấn áp người nói sự thật, v.v. Điển hình, ngày 04/9, trang facebook Việt Tân đăng status có nội dung: “Chỉ một câu, nói lên sự suy nghĩ của cháu Olympia, thế mà huy động hàng chục ngàn dư luận viên, công an và cả truyền thông, báo chí đều lao vào tấn công, thậm chí hăm dọa, khủng bố tinh thần...”. Vậy sự thật là sao?

Cần khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,... của đất nước, nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhờ đó, những năm qua, bức tranh sinh động về đời sống xã hội ở Việt Nam có nhiều điểm sáng, khởi sắc; dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào sự phát triển của đất nước. Mỗi người dân Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy, dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9 và 55 năm thực hiện bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay, Đảng, Nhà nước ta đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm thiết thực. Trên khắp các nẻo đường,  vùng, miền Tổ quốc đều rực rỡ cờ, hoa, nhân dân vui tươi, phấn khởi. Đặc biệt, thế hệ trẻ hôm nay đã có nhiều hành động, việc làm ý nghĩa, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; hướng về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; tri ân công lao của các thế hệ cha anh đi trước, như: vào Lăng viếng Bác, đi thăm các khu di tích lịch sử; sơn Cờ Tổ quốc trên mái nhà; thay hình nền, ảnh đại diện tài khoản mạng xã hội; đăng tải nhiều hình ảnh, tranh cổ động, Cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ trên nhật ký tài khoản zalo, facebook cá nhân, v.v.

Chính vì vậy, khi đọc thông tin mà em học sinh ở Yên Bái đăng tải trên mạng xã hội thì đông đảo người dân, cộng đồng mạng đã lên tiếng, tạo ra làn sóng phản đối mạnh mẽ về những phát ngôn thiếu chuẩn mực về đất nước. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và, trước những phản hồi, phê phán của cộng đồng; sự phân tích của gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo, em học sinh đã đăng tải bài viết xin lỗi: “Là một người trẻ lớn lên ở Việt Nam, mình là người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu, mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ quốc”. Có thể thấy, internet, mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, đòi hỏi người dùng phải luôn là người thông thái.

Ca dao Việt Nam cũng có câu: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” để cho thấy việc các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội phải thường xuyên giáo dục, trau dồi phẩm chất, đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ hôm nay là việc làm rất cần thiết, không bao giờ là thừa cả.

Sự việc chỉ có vậy, song Việt Tân lại “ngộ lên” cho rằng: ...huy động hàng chục ngàn dư luận viên, công an và cả truyền thông, báo chí đều lao vào tấn công, thậm chí hăm dọa, khủng bố tinh thần là sự vu cáo trắng trợn, hoàn toàn phi lý, không có cơ sở, cần lên án, đấu tranh, bác bỏ./.